Mẹ có biết mỗi một màu gân nổi trên khuôn mặt của con là đại diện cảnh báo sức khỏe bất thường của con mà mẹ chưa hề biết. Đáng lo ngại hơn là nhiều mẹ vẫn chủ quan và chưa lưu tâm đến vấn đề này. Hãy cùng chúng tôi phân tích xem những dấu hiệu bất thường khi trẻ nổi gân xanh trên khuôn mặt nhé.

TRẺ NỔI GÂN XANH TÍM TRÊN MẶT CÓ THẬT SỰ KHÓ NUÔI?
Nội Dung Bài Viết
Cơ thể con người giống như một vũ trụ thu nhỏ, tất cả sự biến đổi về sức khỏe, hay rối loạn chức năng sinh lý của các cơ quan tạng phủ đều sẽ được biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng, hoặc các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, hoặc vùng phản chiếu của cơ quan tạng phủ đó.
Theo quan điểm của y học hiện đại thì cho rằng Trẻ Nổi Gân Xanh trên khuôn mặt là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, chủ yếu là do cấu trúc da của trẻ non nớt, và mỏng nên có thể dễ dàng nhìn thấy những đường gân và mạch máu đó, và khi trẻ lớn lên thì những đường gân này sẽ mất. Và tất cả những triệu chứng kèm theo, như quấy khóc, dễ giận hờn, đều được giải thích là do các yếu tố khách quan mang lại, như cha mẹ chiều chuộng, trẻ đói, bỉm đầy, trẻ buồn ngủ, trẻ muốn được ôm ấp vỗ về, và do tính cách tự nhiên của trẻ. Còn gân xanh tím nổi lên thể hiện rằng, cơ thể trẻ bị kích thích bởi cảm xúc quá phấn khích, quá tức giận, hoặc khóc lóc quá lâu, các mạch máu sẽ nổi lên, khi cơ thể ở trạng thái kích thích, như bị sốc, hay nóng lạnh quá mức, các tĩnh mạch bị ảnh hưởng và lưu lượng máu cục bộ tăng lên sẽ làm các mạch máu xuất hiện rõ hơn dưới da.

Nhưng theo quan điểm của Đông Y với những Trẻ Nổi Gân Xanh
Thì lại cho rằng đó là do sự bất ổn và rối loạn chức năng tạng phủ gây ra. Trong cơ thể con người có lục phủ, ngũ tạng, và 12 đường kinh chính và 2 mạch Nhâm -Đốc liên quan trực tiếp với nhau. Khi một trong các cơ quan này bị rối loạn chức năng thì sẽ hình thành lên những dấu hiệu và triệu chứng bệnh lý đặc thù. Cụ thể khi có gân xanh tím xuất hiện ở những vị trí khác nhau trên khuôn mặt trẻ, thì sẽ cho thấy tạng phủ nào đang có bệnh, màu sắc của gân, đường gân đi, độ chìm và nổi, màu da ở nơi gân nổi, hay màu da tổng thể trên khuôn mặt cũng có thể đánh giá được mức độ, và tiên lượng bệnh.
Tại sao có Gân Xanh lại khó nuôi?
Trẻ mà nổi gân xanh thì đây là sắc của tạng can, nếu bị rối loạn chức năng tạng can thì trẻ sẽ dễ cáu giận, thức đêm, trằn trọc, đòi ăn, ngồi chơi, vào tầm 0h -3 giờ sáng. Đi ngoài phân có mùi chua, và có hiện tượng rối loạn tiêu hóa.

Còn trẻ mà nổi gân tím, tía, tím hồng, đỏ hồng, đặc biệt gân tím nổi ở điểm chính giữa đường nối hai đầu mắt với nhau,cho thấy tạng Tâm đang rất nhiệt ,vì đây chính là vùng phản chiếu của Tâm.
Tâm là tạng chủ về huyết, huyết thì lưu hành khắp nơi trên cơ thể, huyết mà nhiệt thì đi đến đâu thì tạng phủ sẽ nhiệt tới đó. Biểu hiện đặc trưng của Tâm nhiệt là đầu lưỡi đỏ , nhiều gai lưỡi nổi lên , trẻ ngủ ít, khó dỗ dành, có mồ hôi đầu, và mồ hôi người vã ra khi ngủ, ngủ hay đập tay chân, đi ngoài phân nặng mùi, hay sủi bụng, rất hay rối loạn tiêu hóa.
Hầu như tất cả các trẻ có xuất hiện gân xanh, gân tím trên mặt thì có thời gian nhen nhóm bệnh tật từ rất lâu, mới đầu chỉ là những triệu chứng rất mờ nhạt, khiến cho cha mẹ chủ quan, và điều trị không đúng cách ,khi bệnh diễn ra rầm rộ rồi thì mới chạy chữa, làm cho tiêu hóa, và thể chất của trẻ bị ảnh hưởng rất nặng nề, và việc chăm nuôi rất vất vả tốn kém.