Bạn đã từng nghe đến bệnh viêm đại tràng nhưng không biết những triệu chứng cụ thể của bệnh này cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh. Ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sống của con người và là một trong những biểu hiện quan trọng của nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Bạn cũng đang thắc mắc đau đại tràng là đau ở đâu? Nguyên nhân nào dẫn đến chứng đau đại tràng? Cách chữa trị và phòng bệnh này ra sao?

+ Đau bụng vùng thượng vị (trên rốn): đau có cảm giác nóng rát sau mũi ức, kèm ợ hơi, ợ chua nhiều, đau thay đổi khi đói khi no, tăng lên khi thức khuya nhiều ,… có thể nghĩ tới bệnh lý như Hội chứng dạ dày – tá tràng, Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, viêm tụy cấp hoặc mạn, bệnh của đại tràng ngang.
+ Đau bụng vùng hạ sườn phải: đau ngay dưới gan, có thể kèm theo sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt, ngứa, đi ngoài phân trắng,… đây là biểu hiện của các bệnh lý về gan, mật, túi mật
+ Đau bụng vùng hạ sườn trái: có thể do các bệnh lý về dạ dày, tụy, lách,…
+ Đau bụng vùng quanh rốn: biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn…
+ Đau bụng vùng mạng sườn phải và trái: biểu hiện của bệnh viêm đại tràng, thận và niệu quản hai bên
+ Đau vùng hố chậu hai bên: các bệnh về manh tràng, đại tràng, buồng trứng, vòi trứng hai bên
+ Đau vùng hạ vị (dưới rốn): bệnh lý của bàng quang, tiền liệt tuyến (nam), tử cung (nữ), đại tràng xích ma
Như vây, đau bụng là một triệu chứng điển hình của bệnh về tiêu hóa. Với những người bị viêm đại tràng, triệu chứng đau bụng xảy ra thường xuyên và có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau, hầu như khắp ổ bụng. Để làm giảm các triệu chứng đau bụng, người bệnh nên xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ hoặc chườm ấm giúp giảm đau bụng và kết hợp uống các sản phẩm hỗ trợ điều trị từ đông dược sẽ cho hiệu quả ổn định và lâu dài.